Phương pháp đo chu vi dây băng tải

Trong quá trình sử dụng băng tải đến một thời gian nhất định cần phải thay thế dây băng tải. Tuy mỗi hệ thống băng tải đưa vào quá trình sử dụng đều có bộ phận tăng đo nhưng để có chính xác chu vi của một băng tải là rất quan trọng.

Có rất nhiều đơn vị trong quá trình sử dụng, khi băng tải bị hỏng cần thay thế mà người sử dụng không biết băng tải có chiều dài bao nhiêu mét để có thể mua thay thế để tránh bị thừa lãng phí tiền hoặc nếu mua thiếu sẽ không dùng được. Nếu mua dây băng tải ngắn quá hoặc dài quá thì không thể lắp vào băng tải được. Còn nếu dây băng tải có độ dài khi tăng đo vừa khít thì qua một thời gian sử dụng dây băng tải sẽ bị giãn ra thì người sử dụng lại phải đi cắt bỏ dán nối lại hoặc thay thế dây mới. Vì vậy bạn cần phải lựa chọn kích thước dây băng tải phù hợp với băng tải của mình, do đó việc tính chu vi của dây băng tải là rất quan trọng.

bo-phan-bang-tai

Hôm nay Thành An cùng các quý khách tìm hiểu về cách tính chu vi băng tải cụ thể:

Có rất nhiều phương pháp tính chu vi của dây băng tải như: 

- Sử dụng công thức tính chu vi hình học phổ thông

- Đo thực tế khi băng tải dừng hoạt động

- Đếm bước măt phương pháp này chỉ áp dụng cho băng tải xích, băng tải nhựa

1/ Tính chu vi dây băng tải sử dụng công thức tính chu vi hình học

Chu vi = đường kính *Pi

* Áp dụng: cho các loại băng tải PVC, băng tải PU, băng tải cao su, dây đai truyền động sử dụng ít rulo

Để có thể tính được chu vi của băng tải ta cần kiểm tra các kích thước sau của băng tải:

- Đo chiều dài của khung băng tải chính là chiều dài giữa hai tâm rulo(cần đo đường kính rulo chủ động và rulo bị động)

Cách đo chiều dài khung băng tải:

Trường hợp 1 : Đối với băng tải thẳng, hai rulo bằng nhau, cần đo L1 rồi x2

- Đo chu vi rulo và tính theo công thức hình học (thực chất là /2x2)

- Sau đó cộng lại sẽ ra chu vi dây băng tải cần thay thế.

tinh-chu-vi-bang-tai-TH1

Trường hợp 2 : Đối với băng tải có hai trục rulo kích cỡ khác nhau,

- Cần đo L1 và L2 

- Đo đường kính D1

- Tính chu vi rulo thứ nhất/2

- Tương tự tính chu vi rulo thứ 2 cũng /2 

- Sau đó cộng bốn thông số lại là ra chu vi băng tải cần thay thế.

tinh-chu-vi-bang-tai-TH2

Trường hợp 3 : Đối với ấu trúc truyền động băng tải có nhiều hơn 2 trục rulo, cũng áp dụng nguyên lý tương tự

- Đo tất cả các thông số tương tự hình vẽ, bao gồm L1 và L2 và L3

- Tính nửa chu vi rulo 1 và rulo 2 và rulo 3 (đo đường kính rồi tính chu vi theo công thức)

- Đo rulo 4 rồi chia ¼ 

- Cộng tất cả các số đo để ra chu vi băng tải cần thay.

tinh-chu-vi-bang-tai-TH3

- Sau khi có các thông số dựa trên hướng dẫn đo, chúng ta sẽ có kết quả cho chiều dài số mét của băng tải cần mua. Có một số lưu ý nữa là sẽ phải cộng thêm vào một phần băng tải là phần giáp mối nối để dùng cho nối chu vi băng tải bằng lưu hóa.

yeu-cau-ky-thuat-cua-bang-tai-cao-su

 2/ Phương pháp đo thực tế khi băng tải dừng hoạt động

* Áp dụng: cho các loại băng tải PVC, băng tải PU, băng tải cao su, dây đai truyền động sử dụng nhiều rulo

- Đối với phương pháp này người sử dụng không phải dùng công thức, không phải đo đường kính trục rulo, tuy nhiên người sử dụng phải dừng băng tải và bật băng tải liên tục.

- Đầu tiên cần dừng băng tải và đánh dấu tại 1 điểm

- Sau đó đo một khoảng cách và đánh dấu cố định liên tục rồi cho chạy tiếp, đo và đánh dấu tiếp.

- Ghi nhớ số đo đến điểm cuối cùng đánh dấu trùng với điểm đầu tiên.

- Cộng các khoảng cách lại ra chu vi của dây băng tải

- Nếu băng tải đã giãn hết, bộ phận tăng đo đã nhả gần hết ta cần trừ đi một tỉ lệ thích hợp để ra chu vi băng tải cần thay thế

3/ Phương pháp đếm mắt xích

* Áp dụng: đối với các loại băng tải có mắt xích như: băng tải nhựa, băng tải xích nhựa


 

Hỗ trợ online

Hỗ trợ khách hàng

0974917794 (Ms. Vân)-Zalo

Hỗ trợ khách hàng

0964333803 (Ms Quyên)-Zalo

Hỗ trợ khách hàng

0936433628 (Ms. Yến )-Zalo

Hỗ trợ kỹ thuật

0904303426 (Mr. Hòa)-Zalo

Hỗ trợ qua Facebook