Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại phù hợp khác nhau. Tuy nhiên để đem lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp sử dụng ta cần lựa chọn loại vòng bi phù hợp với yêu cầu sử dụng của từng doanh nghiệp. Sau đây là các công thức tính toán lựa chọn loại vòng bi phù hợp với từng thiết bị sử dụng.
Ta có vận tốc dài điểm tiếp xúc của con lăn và vòng trong
v1 = ωD1/2
Vận tốc dài tâm con lăn v0 = v1/ 2
Vân tốc góc con lăn quay quanh trục chính nó ωw = 2(v1 − v0)/Dw = 0.5D1ω/Dw
Vận tốc góc của vòng cách ωc = 2v0/Dpw =0.5ωD/(D1 + Dw)≈ 0.5ω
Phương trình cân bằng lực Fr = F0 + 2F1 cosγ + 2F2 cos2γ +...+ 2Fk coskγ
Với γ = 3600 / Z
Trong đó Z: tổng số con lăn
Và chứng minh được F0 = 4.37Fr/Z
Thực tế do có khe hở hướng tâm F0 = 5Fr/Z
- Vòng bi bị tróc rỗ bề mặt rãnh lăn vòng trong, vòng ngoài, và con lăn do sự thay đổi của ứng suất tiếp xúc của vòng bi.
- Hiện tượng mòn con lăn và vòng ổ do sự bôi trơn kém
- Vỡ vòng cách: hiện tượng này thường xảy ra với các vòng bi quay nhanh
- Biến dạng dư rãnh vòng con lăn: đây là hiện tượng xảy ra với vòng bi chịu tải lớn và quay chậm
- Vỡ vòng ổ và con lăn: đây là do va đập hay qua trình lắp ráp không đúng kỹ thuật
+ n ≥ 10 vg/ph: lựa chọn vòng bi theo khả năng tải động
+ 1< n < 10 vg/ph: cần chọn n = 10vg/ph rồi lựa chọn loại vòng bi theo khả năng tải động
+ n ≤ 1 vg/ph: lựa chọn vòng bi theo khả năng tải tĩnh
+ Khi lựa chọn vòng bi theo khả năng tải động chúng ta cũng cần phải kiểm tra lại vòng bi theo khả năng tải tĩnh
Đồ thị đường cong mỏi của vòng bi σH HmN = const
Do chu kỳ làm việc N tỉ lệ với tuổi thọ của vòng bi L nên σH Hm L = const
Ứng suất tiếp xúc tỉ lệ với lực tác dụng vòng bi nên QmL=Cm
Ta có tuổi thọ ổ (triệu vòng) L = (C/Q)m
Với vòng bi thường m=3
vòng bi đũa m=10/3
Nếu tính theo xác suất làm việc không hỏng L = a1a23(C/Q)m
Nếu biết tuổi thọ Lh (giờ) L = 60.n.Lh /106
Nếu n ≥ 10 vg/ph thì ta cần chọn vòng bi theo khả năng tải động
Nếu 1 vg/ph < n < 10 vg/ph khi chọn n=10 vp/ph ta cần lựa chọn vòng bi theo khả năng tải động
Hệ số khả năng tải động Ctt = Qm √L ≤ C
Với vòng bi thường m=3
vòng bi đũa m=10/3
Tuổi thọ vòng bi(triệu vòng) L = 60.n.Lh /106
Công thức tính tải trọng của vòng bi
•Đối với vòng bi đỡ Q = (V.X.Fr +Y. Fa )Kσ Kt
•Đối với vòng bi đỡ chặn Q = (V.X.Fr + Y.∑Fa )Kσ Kt
•Đối với vòng bi chặn ∑Q = FaKσKt
Trong đó X, Y là hệ số khả năng tải động của vòng bi
- Khi lực Fr tác động lên vòng bi đỡ chặn do đặc điểm cấu tạo của vòng bi sẽ phát sinh lực tải dọc trục phụ S
• Đối với vòng bi đỡ chặn S = e.Fr
• Đối với vòng bi đũa côn S = 0.83eFr
+ Từ đó ta có lực dọc trục tác động lên các vòng bi bằng cách chiếu tất cả các lực dọc trục lên phương song song trục, trong đó chiều dương được chọn theo chiều chịu lực dọc trục của vòng bi.
+ Khi cần lựa chọn loại vòng bi nào thì cũng có thể bỏ qua lực dọc trục phụ của chính loại vòng bi đó đó.
Công thức tính lực dọc trục tác động lên ổ 1 ∑Fa1= −Fa + S2
Công thức tính lực dọc trục tác động lên ổ 2 ∑Fa2 = Fa + S1
Nếu ∑Fai < Si ta có thể chọn ∑Fai = Si
Nếu n < 1 vg/ph → ta cần lựa chọn vòng bi theo khả năng tải tĩnh
Công thức tính hệ số khả năng tải tĩnh
• Đối với vòng bi đỡ và vòng bi đỡ chặn
Q0 = X0Fr + Y0Fa Và Q0 = Fr Với điều kiện bền Q0max ≤ C0
• Đối với vòng bi chặn Q0 = Fa ≤ C0
Hỗ trợ khách hàng
0974917794 (Ms. Vân)-Zalo
Hỗ trợ khách hàng
0964333803 (Ms Quyên)-Zalo
Hỗ trợ khách hàng
0936433628 (Ms. Yến )-Zalo
Hỗ trợ kỹ thuật
0904303426 (Mr. Hòa)-Zalo