Kỹ thuật giũa trong gia công cơ khí.

1. Khái niệm

- Giũa là một phương pháp gia công nguội, dùng dụng cụ là giũa để hớt bỏ đi một lượng vật liệu mỏng, và thường được dùng như là công đoạn gia công cuối cùng để hoàn thành bề mặt gia công.

- Giũa là dụng cụ cắt bằng tay có dạng trụ dài được chế tạo bằng thép các bon hoặc thép dụng cụ, tùy theo hình dáng bề mặt gia công của chi tiết mà mặt cắt ngang của giũa có thể là:

cac-loai-giua_1

- Hình chữ nhật (giũa dẹp hay giũa bản) thường dùng để gia công các bề mặt phẳng.

- Hình vuông (giũa vuông) dùng để gia công các chi tiết vai, góc vuông, hoặc lỗ vuông.

- Hình tam giác (giũa tam giác) thường dùng để gia công các chi tiết bề mặt có góc 60 – 90o.

- Hình tròn (giũa tròn) thường dùng để gia công các chi tiết bề mặt cong hoặc lỗ tròn.

- Hình viên phân (giũa lòng mo) dùng gia công chi tiết mặt phẳng, mặt cong, và các góc bé hơn 60o.(Đối với các góc quá bé người thợi gia công sử dụng loại giũa bản chùa để có góc mài vừa ý)

- Tùy theo kích thước của chi tiết gia công mà sử dụng loại giũa có chiều dài và độ lớn thích hợp.

- Ký hiệu các loại giũa được gọi theo mật độ răng giũa (số răng trên một inch chiều dài). Tùy theo vật liệu gia công mà chúng ta sử dụng giũa thô hoặc giũa tinh khác nhau.

phan-loai-giua

+ Giũa thô là giũa có mật độ răng thấp (răng thưa)

+ Giũa tinh là giũa có mật độ răng cao (răng dày).

Khi tra cán các loại giũa cần lưu ý :

- Chiều sâu càn lưu ý về cách tra cán trong kỹ thuật giũa

+ Chuôi giũa được tra vào cán với chiều sâu khoảng lớn hơn nửa chuôi và gần chạm vào vai lưỡi giũa. 

+ Nếu vai lưỡi của giũa chạm vào cán thì cần phải thay cán mới hoặc phải chêm thêm vào phần chuôi để chuôi giũa đóng chặt vào cán khi bị lỏng.

+ Nếu phần chuôi giũa tra vào cán quá ít thì cần dùng dùi lỗ vào cán giũa rộng và sâu thêm một ít .

- Cách tra và tháo cán giũa 

cach-tra-va-thao-giua

+ Khi tra cán giũa ta cần lắp cán dính vào chuôi rồi dùng búa gõ vào đuôi cán hoặc cầm lưỡi giũa và gõ phần cán xuống bàn nguội để tra chặt hơn.

+ Để tháo giũa ra khỏi cán ta có thể dùng búa hay một thanh cứng đánh mạnh vào vai cán giũa hoặc là đánh vai cán giũa vào cạnh bàn nguội.

Chú ý khi tra cán giũa người thợ phải cầm phần lưỡi mà không cầm phần chuôi để đóng chặt nhằm tránh xảy ra tai nạn.

2. Tư thế và thao tác giũa kim loại

* Tư thế giũa

- Tư thế chân ( tương tự như tư thế chân khi cưa)

tu-the-dung-giua-2

- Tư thế tay :

tu-the-cam-giua

+ Tay thuận cầm cán giũa bằng cả bàn tay và 5 ngón tay, và phần chuôi cầu của cán giũa đặt vào phần lõm giữa bàn tay.

+ Tay nghịch đặt trên đầu giũa, và các ngón tay duỗi ra. Tùy theo yêu cầu về độ gia công mà có thể đặt cả bàn tay, hoặc vài ngón tay hay chỉ một ngón tay lên trên đầu giũa.

* Thao tác giũa

tu-the-dung-giua_1

- Khi đẩy tới để cắt: dùng hai tay ấn giũa đè lên bề mặt cần gia công, đẩy tới phía trước hết chiều dài của lưỡi giũa.

- Khi lùi giũa về, khi giũa không cắt cần nhấc hẳn giũa ra khỏi bề mặt gia công để mang giũa về để chuẩn bị cho lượt cắt tiếp theo.

* Chú ý trong kỹ thuật giũa:

- Khi giũa để đạt hiệu suất cắt cao người thợ nên đẩy giũa thẳng theo trục của giũa.

- Khi cắt và đẩy giũa theo một đường thẳng, cần giữ cân bằng giũa cho tốt (không chòng chành). Tuyệt đối không nghiêng giũa sang hai bên. 

3. Kỹ thuật giũa kim loại trong gia công cơ khí

+ Lưu ý về giữ cân bằng trong kỹ thuật giũa

- Hiện tượng: Khi gia công trên bề mặt phẳng thì luôn gặp trường hợp bề mặt gia công bị cong lên gọi là hiện tượng không cân bằng khi giũa.

- Nguyên nhân: Hiện tượng không cân bằng giũa xảy ra là do sự không cân bằng lực của hai tay khi đè lên giũa trong quá trình giũa: Khi bắt đầu thao tác thì phần lưỡi giũa phía cán dài hơn phía đầu mút, do đó moment do tay cần cán lớn hơn tay đè lên đầu mút, dẫn đến lưỡi giũa bị nghiêng về phía cán, Điều tương tự như vậy sẽ xảy ra ở cuối nhát cắt làm cho giũa bị nghiêng về phía đầu giũa.

- Cách khắc phục việc mất cân băng trong kỹ thuật giũa: Hiện tượng không cân bằng này khi thực hiện luôn xảy ra với mọi người, để khắc phục hiện tượng này thì người ta phải tập luyện rất nhiều với các loại dụng cụ tập luyện và kiểm tra độ cân bằng.

+ Để khắc phục hậu quả của hiện tượng giũa không cân bằng trong kỹ thuật giũa người ta có thể dùng đoạn cong của lưỡi giũa để rà hoặc cạo lại rồi kiểm tra bằng bàn máp.

* Các phương pháp giũa 

Để mang lại năng suất và đảm bảo chất lượng bề mặt gia công theo đúng yêu cầu kỹ thuật thì người thực hiện có nhiều phương pháp gia công giũa khác nhau:

- Giũa ngang: 

giua-ngang

+ Giũa ngang là thao tác giũa khi thực hiện có hướng cắt theo chiều hẹp hơn bề mặt gia công. Số răng tham gia cắt đồng thời sẽ ít hơn khi thực hiện thao tác giũa dọc, nên lực cắt cho mỗi răng giũa sẽ lớn hơn, dẫn đến chiều sâu cắt của chi tiết cũng lớn hơn. 

+ Giũa ngang là loại kỹ thuật giũa có năng suất cắt cao hơn, tuy nhiên do cắt sâu và chiều dài tựa ngắn nên chất lượng bề mặt gia công kém. 

+ Giũa ngang thường dùng để gia công phá thô.

- Giũa dọc

giua-doc

+ Giũa dọc là thao tác giũa có hướng cắt thực hiện theo chiều rộng hơn của bề mặt gia công. Số răng tham gia cắt đồng thời sẽ nhiều hơn trong thao tác giũa ngang, nên lực cắt cho mỗi răng giũa nhỏ hơn, nên chiều sâu cắt mỏng hơn. 

+ Giũa dọc là thao tác có năng suất cắt thấp, tuy nhiên do cắt mỏng và chiều dài tựa lớn nên chất lượng của bề mặt gia công tốt. 

+ Giũa dọc thường dùng trong gia công tinh.

- Giũa đan chéo

giua-cheo

+ Giũa đan chéo là thao tác giũa thực hiện theo hai hướng vuông góc với nhau(thường không theo chiều ngang hay chiều dọc). 

+ Giũa đan chéo có năng suất cắt và chất lượng gia công trung bình, phương pháp giũa này thực hiện theo hướng cắt trên đỉnh nhấp nhô của hướng giũa trước đó gây ra. 

+ Giũa đan chéo thường dùng đối với những người thợ có tay nghề thấp.

 a) Giũa ngang.                               b) Giũa dọc.                                 c) Giũa đan chéo.

- Đánh bóng bằng giũa

+ Sau khi gia công bằng giũa thì các vết cắt rất sâu, để xóa các vết cắt này người ta thực hiện đánh bóng bằng giũa, đây là một kỹ thuật cơ bản cần lưu ý trong kỹ thuật giũa

+ Khi thực hiện đánh bóng bằng giũa thì tư thế và thao tác thực hiện tương tự như khi giũa, chỉ khác ở chỗ là khi thực hiện không nhấc giũa lên khi lùi về và không đè giũa khi cắt, và giũa chuyển động xoa trên bề mặt gia công.

Hỗ trợ online

Hỗ trợ khách hàng

0974917794 (Ms. Vân)-Zalo

Hỗ trợ khách hàng

0964333803 (Ms Quyên)-Zalo

Hỗ trợ khách hàng

0936433628 (Ms. Yến )-Zalo

Hỗ trợ kỹ thuật

0904303426 (Mr. Hòa)-Zalo

Hỗ trợ qua Facebook