Lựa chọn ê tô và cách gá chi tiết gia công của người thợ nguội trên ê tô

1. Cách chọn ê tô trong gia công nguội

Để việc gia công được thuận tiện, đem lại hiệu quả cao và đảm bảo an toàn trong quá trình gia công. Người thợ nguội cần lựa chọn loại ê tô phù hợp để việc gia công được tiến hành một cách thông suốt

+ Yêu cầu khi chọn ê tô bàn:

- Khi chọn loại ê tô này người thợ nguội cần lưu ý về tư thế khi chọn ê tô bàn : yêu cầu đối với người thợ nguội đứng tư thế nghiêm, thẳng người, mặt nhìn thẳng, bàn tay thuận xếp và các ngón duỗi thẳng, co khuỷu tay sao cho đầu ngón tay dài nhất chạm cằm. 

- Chọn Ê tô có chiều cao sao cho phần cao nhất của má kẹp vừa chạm bằng hoặc thấp hơn cùi chỏ của người thợ một khoảng 1-2cm.

chon-eto-ban

+ Yêu cầu của người thợ nguội khi chọn ê tô đứng

- Yêu cầu đối với tư thế khi chọn ê tô đứng: đứng tư thế nghiêm, thẳng người, mặt nhìn thẳng, và bàn tay nắm chặt lại, co khuỷu tay sao cho nắm tay chạm cằm.

- Chọn Ê tô có chiều cao sao cho phần cao nhất của má kẹp vừa chạm bằng hoặc thấp hơn cùi chỏ của người thợ một khoảng 1-2 cm.

chon-eto-ban

2. Nguyên tắc gá chi tiết trên ê tô đối với người thợ nguội

Để chi tiết khi được gia công nguội được ổn định, vì vậy khi gá và kẹp chi tiết phải đúng nguyên tắc và hợp lý.

+ Nguyên tắc gá chi tiết trên ê tô đối với thợ nguội

Để chi tiết gia công được ổn định: không bị biết dạng, và không phát ra âm thanh quá lớn khi gia công thì người thợ nguội phải tuân theo hai nguyên tắc sau:

- Chi tiết gia công được gá trên ê tô thì phần nhô lên khỏi má kẹp phải càng thấp càng tốt.

- Chi tiết gia công khi được gá trên ê tô thì cần phải bố trí đối xứng so với má kẹp để lực kẹp được phân bố đều.

* Nguyên tắc thứ nhất sẽ được ưu tiện thực hiện khi gia công có nghĩa là: nếu gá chi tiết đối xứng mà phần bị nhô cao thì người ta chấp nhận gá chi tiết lệch qua một bên để thỏa mãn nguyên tắc phần nhô lên là thấp nhất.

+ Cách gá và kẹp chặt chi tiết

- Gá chi tiết: Chi tiết gia công được đưa vào giữa hai má kẹp bằng tay nghịch và được hiệu chỉnh vị trí sao cho thỏa mãn các nguyên tắc gá: phần thấp sao cho khoảng cách từ vị trí gia công đến má kẹp phải nhỏ hơn bề dày kích thước kẹp và đối xứng. Tay thuận quay tay xiết ê tô sao cho má kẹp vừa chạm chi tiết và đủ khả năng giữ chi tiết không bị rơi.

- Kẹp chi tiết: 

Khi người thợ nguội gia công với lực ổn định và không lớn thì lực kẹp cũng không cần lớn. Sau khi gá chi tiết xong, thì tay nghịch phải giữ không cho chi tiết bị rơi, tay thuận phải trả tay và xiết ngược trở ra một khoảng 45 – 90o rồi gạt mạnh theo chiều xiết để kẹp lại, và không cần phải xiết thêm. 

Khi tháo chi tiết : tay nghịch giữ lấy chi tiết gia công, tay thuận cầm lấy tay xiết và gạt mạnh theo chiều tháo để xả kẹp.

Khi cần gia công với lực lớn và có va đập như đục thì quá trình kẹp cần tiến hàng: sau khi đã thực hiện kẹp như ở trên thì người thợ nguội có thể dùng hai tay tì mạnh tay và xiết để tăng lực kẹp đến mức cần thiết. Khi tháo thì người thợ chỉ cần thực hiện ngược lại quy trình kẹp.

* Lưu ý: Tuyệt đối không được dùng búa hay bất kỳ vật gì để đánh vào tay xiết khi kẹp cũng như khi tháo.

Hỗ trợ online

Hỗ trợ khách hàng

0974917794 (Ms. Vân)-Zalo

Hỗ trợ khách hàng

0964333803 (Ms Quyên)-Zalo

Hỗ trợ khách hàng

0936433628 (Ms. Yến )-Zalo

Hỗ trợ kỹ thuật

0904303426 (Mr. Hòa)-Zalo

Hỗ trợ qua Facebook